![]() |
Trường ĐH tư thục 25 tuổi nhận Huân chương Lao động hạng Nhất |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc biểu dương Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là một trường tư thục, tự đầu tư nhưng đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang với diện tích hơn 100.000m2.
Ông Phúc đánh giá cao giá trị cốt lõi của nhà trường và yêu cầu trường tiếp tục phát huy thế mạnh, đổi mới hơn nữa chương trình nội dung, lấy chất lượng làm trọng tâm để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên ra trường đi làm đúng ngành nghề; Tập trung đầu tư khoa học, công nghệ, kỹ thuật đẩy mạnh công bố khoa học; Phát huy mô hình trường ĐH với sắc thái đa dạng.
Được thành lập năm 1995, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (tên gọi ban đầu là Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM) hiện có hơn 50 ngành đào tạo với hơn 1.500 cán bộ, giảng viên, nhân viên, nhà khoa học công tác.
Hiện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có hơn 30.000 sinh viên theo học, đây cũng là trường ĐH ngoài công lập có số lượng sinh viên đông nhất hiện nay.
Lê Huyền
Sáng 14/11, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập trường và đón Huân chương Độc lập hạng Ba. Dự lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cựu học sinh nhà trường niên khóa 1957-1963.
" alt=""/>ĐH Công nghệ TP.HCM nhận Huân chương Lao động hạng NhấtTIN BÀI KHÁC
Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (sẽ hết hiệu lực từ năm học 2021-2022).
Theo dự thảo này, đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định.
Khung học phí năm học 2021-2022 (mức sàn – mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
![]() |
Khung học phí cho năm học 2021 - 2022 mà Bộ GD-ĐT đang dự thảo đề xuất. |
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.
Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật và được UBND cấp tỉnh phê duyệt bằng văn bản sau khi được HĐND cấp tỉnh thông qua.
Từ năm học 2022 - 2023 trở đi, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân;
Về khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông tại Nghị định số 86, theo Bộ GD-ĐT, được đánh giá là phù hợp về phương án thiết kế (khung mức sàn - mức trần; phân biệt các vùng khác nhau: thành thị, nông thôn, miền núi). Tuy nhiên, ở một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì mức trần học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng/học sinh được đánh giá là quá thấp.
Ngoài ra, chưa có khung học phí cho các trường đã thực hiện tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc tự đảm bảo chỉ thường xuyên và chi đầu tư.
Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm thì tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%. Tuy nhiên để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, Bộ GD-ĐT đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này thì đến năm học 2025-2026 bù đắp được 50% chi phí đào tạo, đến năm 2030 học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).
Thanh Hùng
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT dự kiến trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 86 quy định về học phí theo hướng có khung, trần để có thể thu đủ, tính đúng, tính đủ chi phí...
" alt=""/>Bộ Giáo dục đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông lên 7,5% năm học 2021